V-League đã góp phần hun đúc nên một Xuân Son (phải) của hiện tại - Ảnh: N.KHÔI
Và phó chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI) - ông Zainudin Amali - đã phải lên tiếng trấn an: "Chúng tôi nhập tịch cầu thủ chỉ vì mục tiêu ngắn hạn. Tương lai bóng đá Indonesia phải dựa vào sự phát triển hệ thống".
Nhập tịch là xu thếVì vậy khi không thể triệu tập những ngôi sao nhập tịch từ châu Âu tham dự ASEAN Cup 2024, HLV Shin Tae Yong cùng PSSI xác định chỉ gọi đội U22 dự giải như một bước chuẩn bị cho tương lai 5-6 năm tới. Dù vậy, sau khi thất bại, ông Shin lại giận dỗi và tuyên bố: "Nếu có đủ đội hình, chúng tôi chắc chắn sẽ vô địch…".
Thành tại nhập tịch, bại cũng… tại nhập tịch. Khởi phát cho phong trào nhập tịch với chiến dịch mang tên "Goal 2010" từ cuối thập niên 1990, Singapore gặt hái thành công với liên tiếp hai chức vô địch ASEAN Cup năm 2004 và 2007. Nhưng rồi mọi chuyện chỉ đi đến đó. Năm 2010, Singapore chấm dứt chiến dịch này, sau khi nhận ra nó không thể đưa họ vươn lên đẳng cấp châu lục thực sự.
Nhưng không phải vì vậy mà các nền bóng đá khu vực sờn lòng. 20 năm qua, lần lượt Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Campuchia và cả Việt Nam bị cuốn vào vòng xoáy này. Nhập tịch không chỉ là một chiến dịch nữa, mà trở thành xu thế toàn cầu. Ngay Tây Ban Nha cũng đã phải vội vã nhập tịch một tiền đạo từ Brazil như Diego Costa, chỉ để ngăn chặn đà thoái trào tại World Cup 2014? Tại World Cup 2022,BBJL casino dàn cầu thủ trở về từ Pháp của Morocco nhận những lời tán dương khi họ tỏa sáng rực rỡ.
Thay đổi của FIFADù vậy, Joyjili promo code today vẫn có những phản ứng trái chiều. Năm 2007, Qqjili6 chủ tịch FIFA khi đó là ông Sepp Blatter từng phát biểu về xu hướng nhập tịch: "Nếu chúng ta không ngăn chặn trò hề này lại, đến World Cup 2014 sẽ có một nửa số đội sử dụng toàn các cầu thủ Brazil".
Năm 2004, FIFA đặt ra cột mốc lịch sử khi cho phép một cầu thủ có thể khoác áo tuyển trẻ của một quốc gia. Rồi sau đó chuyển sang khoác áo đội tuyển một quốc gia khác, miễn là họ đăng ký trước khi lên 21 tuổi. Quy định lỏng lẻo này tạo cơ hội đi đường tắt cho Singapore hay Qatar. Đến năm 2008, FIFA phải siết chặt luật lệ. Các trường hợp nhập tịch được chia thành hai dạng: 1- Có ông bà, cha mẹ sinh ra tại quốc gia đó; 2- đã sinh sống tối thiểu 5 năm tại quốc gia đó.
Các cầu thủ nhập tịch của Indonesia hay Thái Lan hầu hết thuộc về trường hợp thứ nhất, gọi nôm na là những cầu thủ kiều bào. Tương tự các ngôi sao trong màu áo Morocco, Senegal, Nigeria sau nhiều năm trưởng thành tại Pháp, Anh, Hà Lan…
Còn với Nguyễn Xuân Son, anh thuộc trường hợp thứ hai ,giống như Diego Costa của tuyển Tây Ban Nha hay Elkeson của tuyển Trung Quốc.
Dấu ấn của nền bóng đáTrường hợp thứ hai cũng gây ra nhiều tranh cãi hơn. Nhưng FIFA có cái lý khi định ra khoảng thời gian 5 năm. Vì sao lại là 5 năm? Vì đó là khoảng thời gian FIFA tin rằng là đủ để xác định một cầu thủ "hoàn toàn thuộc về nền bóng đá đó". Và các nền bóng đá không thể tận dụng quá nhiều từ họ chỉ bằng tiền bạc đơn thuần.
Ví dụ như Elkeson. Tiền đạo gốc Brazil này chơi bóng tại Trung Quốc từ năm 24 tuổi và thi đấu ở Super League 5-6 năm liên tiếp. Năm 30 tuổi, Elkseson khoác áo tuyển Trung Quốc. Nhưng khi đó phong độ của Elkeson đã sa sút bởi tuổi tác. Kết quả là cho đến nay Elkeson cũng chỉ ghi được 5 bàn sau 19 lần ra sân cho tuyển Trung Quốc. Elkseson đến Trung Quốc vào khoảng thời gian đẹp nhất đời cầu thủ và dễ dàng tỏa sáng tại nền bóng đá kém xa so với quê nhà. Nhưng khi đủ điều kiện nhập tịch, Elkseson lại đã già…
Trường hợp của Costa được thông cảm hơn, bởi anh sống tại Tây Ban Nha từ năm 18 tuổi và được nâng tầm trình độ bởi các CLB Tây Ban Nha như Celta Vigo hay Atletico Madrid. Nhưng khi chơi cho tuyển Tây Ban Nha, Costa vẫn không thể thành công vì khác biệt văn hóa. Một cầu thủ Brazil điển hình, với văn hóa bóng đá đường phố, không thể nào hòa nhập với lối đá mềm mại mang hơi hướng Barca của tuyển Tây Ban Nha khi đó.
Sự gắn kết về văn hóa, về cuộc sốngNguyễn Xuân Son có phần giống với Costa, khi anh cũng đến Việt Nam lúc còn khá trẻ (22 tuổi) - độ tuổi vẫn còn phải định hình về kỹ thuật, phong cách, tư duy... Chính bóng đá Việt Nam đã góp phần hun đúc nên một Xuân Son của hiện tại, chứ không chỉ tận dụng tài năng sẵn có của anh.
Có nhiều ý kiến cho rằng trình độ của Xuân Son hoàn toàn vượt trội bóng đá Đông Nam Á vào lúc này. Và anh có thể chuyển đến những nền bóng đá lớn hơn như Saudi Arabia, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhưng Xuân Son vẫn chọn gắn bó với bóng đá Việt Nam, với V-League vì vẫn còn đó những sự gắn kết về văn hóa, về cuộc sống. Và Xuân Son cũng tin rằng, với bóng đá Việt Nam, anh vẫn còn có thể tiến bộ hơn nữa. Đây là điều mà FIFA hướng đến khi đặt ra cột mốc 5 năm, để xác định một cầu thủ dù khác màu da, dòng máu vẫn hoàn toàn thuộc về một nền bóng đá.
Nếu V-League có thể tạo nên vài ba Nguyễn Xuân Son nữa, điều đó chứng minh bóng đá Việt Nam đã vươn lên đến một trình độ khác.