go88

Bộ trưởng chia sẻ trải nghiệm là "tư lệnh" sau cùng của ngành LĐ-TB&XH

Cập Nhật:2024-12-28 13:43    Lượt Xem:74

Bộ trưởng chia sẻ trải nghiệm là "tư lệnh" sau cùng của ngành LĐ-TB&XH

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung gửi gắm nhiều kỳ vọng tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 về lĩnh vực người có công, lao động và xã hội, diễn ra sáng 27/12.

Hội nghị ý nghĩa với Bộ LĐ-TB&XH, nhìn lại lịch sử 80 năm của ngành

Dấu ấn với việc phát triển chính sách xã hội 

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ lời cảm ơn trân trọng tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các bộ ngành đã dành sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ ngành LĐ-TB&XH vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nhìn lại năm 2024 cũng như chặng đường phát triển 79 năm qua, Bộ trưởng đánh giá, ngành LĐ-TB&XH đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp toàn quốc (Ảnh: Mạnh Quân)

Ngành LĐ-TB&XH luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình, với gần 80 năm lịch sử phát triển, từ hai bộ đầu tiên trong Chính phủ lâm thời thành lập năm 1945. Trong suốt quá trình đó, ngành đã trải qua 4 lần sáp nhập từ các Bộ Cứu tế, Bộ Xã hội, Bộ Thương binh rồi Bộ Lao động sau này. Qua mỗi lần chuyển đổi, nhiệm vụ cốt lõi xuyên suốt của ngành vẫn là quản lý lĩnh vực lao động - việc làm và an sinh xã hội.

Quá trình phát triển của ngành được bồi đắp qua từng giai đoạn. Và kết quả đạt được trong năm 2024 cùng những năm qua, theo Bộ trưởng, là minh chứng cho một dòng chảy phát triển bền vững.

Bộ trưởng chia sẻ, năm nay, Bộ tổ chức hội nghị tổng kết ngành với nhiều tâm trạng khác nhau. Ông cho biết chiều qua đã dành thời gian gặp mặt, chia sẻ, động viên với lãnh đạo các Sở LĐ-TB&XH, các đơn vị trực thuộc Bộ, vừa thể hiện tình cảm vừa trao đổi về những công việc cần quan tâm thời gian tới.

Bộ trưởng khái quát, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhìn lại chặng đường vừa qua với những bước ngoặt lịch sử, có những thăng trầm khác nhau nhưng ngành LĐ-TB&XH lúc nào cũng nỗ lực làm tròn trách nhiệm của mình.

"Qua 4 lần đổi tên, với 24 đời Bộ trưởng, Bộ LĐ-TB&XH đã có 2 lãnh đạo Bộ phát triển, trở thành Chủ tịch Quốc hội sau này, là Chủ tịch Quốc hội đầu tiên Nguyễn Văn Tố và Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân.

Tôi là Bộ trưởng thứ 24, và có lẽ là Bộ trưởng sau cùng của Bộ LĐ-TB&XH trong giai đoạn này", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Bộ trưởng nhấn mạnh, trong dòng chảy lịch sử của đất nước có đóng góp rất lớn của ngành LĐ-TB&XH. Do đó, cán bộ, công chức,Dàn 36 Con T3 N8_ Chìa Khóa Tối Ưu Trong Việc Phát Triển Phần Mềm Tiếng Việt viên chức, Cuộc Bách Thí Hôm Nay – Khám Phá Cuộc Sống Từ Những Điều Nhỏ Nhặt người lao động ngành LĐ-TB&XH hoàn toàn có quyền tự hào, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang tự tin để bước tiếp chặng đường tiếp theo.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tự hào là một phần của Bộ LĐ-TB&XH trong lịch sử 80 năm xây dựng, phát triển ngành (Ảnh: Mạnh Quân).

Nói về những thay đổi, đóng góp của ngành trong thời gian qua, Bộ trưởng nhận định, Bộ LĐ-TB&XH tự hào về những dấu ấn tạo lập được trên hành trình xây dựng, hoàn thiện chính sách xã hội của Việt Nam. Những kết quả này không chỉ lãnh đạo Nhà nước, người dân ghi nhận mà còn giúp Việt Nam trở thành một điển hình ấn tượng với cả thế giới.

Theo Bộ trưởng, những kết quả mà ngành đạt được trong thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng thể chế, đã tạo dấu ấn quan trọng. Các chính sách mà ngành tham mưu không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt mà còn đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Điển hình là Nghị quyết 42, định hình tầm nhìn mới cho chính sách xã hội, chuyển từ trọng tâm "ổn định và đảm bảo" sang "ổn định và phát triển".

"Như Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội nhận xét mới đây, những văn bản chính sách của ngành mang tính chất lịch sử, đánh dấu bước ngoặt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới cho sự phát triển chính sách xã hội tại Việt Nam 

Chúng ta có quyền tự hào vì nhiều thành tựu của ngành không chỉ được Nhà nước, người dân ghi nhận mà còn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao",go88 com Bộ trưởng chia sẻ.

Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua, tại cuộc họp của nhóm G7, Bộ trưởng Việt Nam là đại diện duy nhất từ châu Á được mời báo cáo về cách Việt Nam chăm sóc và hỗ trợ cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

Tại Hội nghị G20 tổ chức ở Brazil, Việt Nam cũng được vinh danh là một điển hình về giảm nghèo bền vững và đa chiều. Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu, lãnh đạo từ 81 quốc gia tham dự sự kiện đã hoan nghênh và đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam.

Trải nghiệm sắp xếp bộ máy của Bộ trưởng 

Năm 2025 đánh dấu cột mốc 80 năm ngày thành lập ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Theo Bộ trưởng, sự kiện trọng đại này sẽ được kỷ niệm với hình thức mới phù hợp hơn.

Bộ trưởng yêu cầu toàn ngành tập trung cao độ vào công tác tham mưu, chỉ đạo, đảm bảo mọi người dân, đặc biệt là người có công, đối tượng yếu thế, đều được đón Tết Ất Tỵ 2025 trong không khí đầm ấm, vui vẻ và trọn vẹn.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH thông tin về hướng sắp xếp, chuyển giao các nhiệm vụ của Bộ trong giai đoạn mới (Ảnh: Mạnh Quân).

Đồng thời, ngành cần tích cực chuẩn bị hội nghị trực tuyến toàn quốc, từ cấp trung ương đến cấp xã, về việc xóa nhà tạm, nhà dột nát. Bộ trưởng kêu gọi sự nỗ lực cao nhất của cán bộ toàn ngành để phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến cuối năm 2025, xóa toàn bộ khoảng 450.000 căn nhà không đạt tiêu chuẩn, bao gồm nhà thuộc chương trình giảm nghèo bền vững, nhà ở cho người có công và 150.000 căn nhà chưa nằm trong danh mục hỗ trợ.

"Làm thành công việc này, ngành sẽ về đích sớm 5 năm và đạt được kết quả trọn vẹn trong năm đột phá đã đề ra theo Nghị quyết 42", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Năm 2025, một trong những hoạt động nổi bật sẽ là chương trình tuyên dương "Những tấm gương sáng vì cộng đồng", dự kiến tổ chức vào tháng 3/2025, đúng dịp Ngày Công tác xã hội. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ để lựa chọn và tôn vinh những cá nhân tiêu biểu, thực sự xứng đáng, nhằm tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Bộ trưởng thông tin thêm, việc hợp nhất giữa Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Nội vụ đang được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng trong giai đoạn chuyển giao, tiếng thơm 80 năm qua của ngành LĐ-TB&XH tiếp tục được lan tỏa (Ảnh: Mạnh Quân).

"Tinh thần là tất cả công việc của ngành sẽ được tiếp tục triển khai với những trách nhiệm, phạm vi quản lý rộng mở hơn. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong ngành nghiêm túc chấp hành chỉ đạo, nỗ lực làm tốt nhất công việc của mình để những giá trị, tiếng thơm mà ngành đã xây dựng suốt 80 năm qua được duy trì và lan tỏa", Bộ trưởng nói.

Chia sẻ với những tâm tư, băn khoăn của cán bộ công chức trước thay đổi lần này, ông động viên toàn thể nhân sự của ngành bằng trải nghiệm qua những lần chia tách, sáp nhập trong suốt quá trình công tác của mình. Đó là lần chia tách tỉnh Hà Nam Ninh năm 1991 thành 2 tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, lần tách tỉnh Nam Hà thành Hà Nam và Nam Định năm 1996...

"Tôi hiểu tâm trạng của mọi người nhưng mỗi cán bộ, đảng viên của Bộ LĐ-TB&XH cần nhất quyết chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và của Tổng Bí thư để thực hiện quá trình sắp xếp cho tới khi hoàn thành quy trình thông qua tổ chức bộ máy mới tại Quốc hội.

Mặc dù còn những tâm tư và cảm xúc khác nhau, nhưng các cán bộ, công chức, viên chức trong ngành sẽ an tâm với nhiệm vụ mới. Những công việc mà chúng ta đã dày công xây dựng và thực hiện sẽ không bị gián đoạn. Ngược lại, chúng sẽ tiếp tục dòng chảy liên tục, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị cốt lõi của ngành", Bộ trưởng tin tưởng.

Theo kế hoạch, lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), bao gồm Tổng cục GDNN, 13 trường cao đẳng và 3 trường đại học sư phạm, sẽ được chuyển giao sang Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

Bộ phận đảm nhận chương trình giảm nghèo bền vững cùng Văn phòng quốc gia về giảm nghèo đưa sang Ủy ban Dân tộc. Các lĩnh vực quản lý khác như Bảo trợ xã hội, Trẻ em, Phòng chống tệ nạn xã hội, cùng 7 đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, sẽ chuyển giao sang Bộ Y tế.

Còn lại 35 đầu mối, trong đó có 17 cơ quan quản lý nhà nước với toàn bộ mảng lao động - việc làm và người có công sẽ thực hiện việc hợp nhất với Bộ Nội vụ.