Thủy thủ Mỹ trong hai cuộc Thế chiến rất thích ăn kem, có những còn người mạo hiểm mạng sống để được thưởng thức kem miễn phí.
Năm 1914, Bộ trưởng Hải quân Mỹ khi đó là Josephus Daniels đã ban hành lệnh cấm uống rượu trên các tàu hải quân, xưởng đóng tàu và căn cứ trên bờ. Không còn rượu, các thủy thủ Mỹ phải tìm cách khác để có thể giữ vững tinh thần khi đối mặt với thách thức trong những chuyến đi biển dài ngày, đặc biệt trong bối cảnh mối đe dọa về khả năng xảy ra Thế chiến đang ngày càng hiện hữu.
Trong bối cảnh thiếu thốn nguồn cung và thực phẩm, một lựa chọn khá bất ngờ đã xuất hiện: kem tươi.
Trên thực tế, hải quân Mỹ đã cho lắp đặt máy làm kem trên tàu từ đầu năm 1990, giúp các thủy thủ có thể thưởng thức món ăn mát lạnh này khi đang trên đường làm nhiệm vụ. Trong Thế chiến I, các tàu bệnh viện Mỹ như USNS Mercy đều được trang bị máy làm kem bằng điện có khả năng làm ra 37 lít kem mỗi lần.
Ngoài ra, những tàu này còn được lắp một loại máy nhũ hóa sữa với biệt danh "bò cơ học", có thể sản xuất 56 lít sữa tiệt trùng trong 45 phút.
Thủy thủ Mỹ tập trung tại quán kem trên tuần dương hạm USS Brooklyn. Ảnh: Hải quân Mỹ
Việc ăn kem được cho là có tác dụng hỗ trợ quá trình hồi phục của các thương binh, ít nhất là về mặt tinh thần. Bài xã luận đăng trên tạp chí thương mại xuất bản hàng tháng The Ice Cream Review vào năm 1918 đã nhấn mạnh lợi ích của việc ăn kem với người bị bệnh, đồng thời kêu gọi chính phủ liên bang cung cấp món ăn này cho các binh sĩ đồn trú ở nước ngoài.
"Ở đất nước này, tất cả mọi bệnh viện đều sử dụng kem làm thực phẩm. Các bác sĩ sẽ không biết phải làm gì nếu không có nó", bài viết có đoạn.
Sau khi chính phủ Mỹ tuyên bố kem không phải là thực phẩm thiết yếu vào năm 1941 nhằm chuẩn bị cho chính sách phân phối lương thực trước khi tham gia Thế chiến II, Hiệp hội Quốc tế của Các nhà sản xuất Kem và Hội đồng Sản phẩm từ sữa Quốc gia đã mở chiến dịch nhằm kêu gọi đảo ngược quyết định trên.
Cụ thể, tổ chức này đã tung ra các tấm áp phích tuyên truyền nhằm nhấn mạnh các lợi ích tiềm tàng về sức khỏe của món kem đối với binh sĩ Mỹ.
"Không phải tự nhiên hải quân Mỹ lại cung cấp kem cho thủy thủ", theo một tấm áp phích. "Món ăn làm từ sữa yêu thích của người Mỹ - kem - là nguồn cung quan trọng về vitamin, protein và khoáng chất. Nó là món ăn khoái khẩu của tất cả mọi quân binh chủng và họ cần phải được cung cấp món ăn bổ dưỡng này".
Theo thời gian, trải nghiệm ăn kem của trên biển của thủy thủ Mỹ dần trở nên giống với khi ở quê nhà hơn. Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ cho biết siêu thiết giáp hạm USS Pennsylvania đã được trang bị hẳn một tiệm kem riêng trên tàu, có máy pha nước ngọt và các bức tường được trang trí bằng hình ảnh các con tàu nổi tiếng.
Món kem có ảnh hưởng lớn đến nỗi một số thủy thủ Mỹ đã mạo hiểm tính mạng để được thưởng thức nó. Trong trận hải chiến trên biển Coral năm 1942, tàu sân bay Zuikaku của Nhật Bản đã phóng hai ngư lôi trúng tàu sân bay USS Lexington của Mỹ, làm phần thân của chiến hạm bị hư hỏng nặng.
Thủy thủ đoàn buộc phải bỏ tàu trước khi nó phát nổ và bốc cháy. Tuy nhiên, sv388 casino gà đòn đòn trực tiếp một số người lại có ưu tiên khác.
Trong cuộc phỏng vấn năm 1983, tiger casino slots Noel A.M. Gayler, Quay thử XSMT ngày 21 đô đốc hải quân Mỹ nghỉ hưu và là một trong những phi công tiêm kích hạm trên tàu Lexington, soi cau mn đã kể lại giây phút trước khi con tàu chìm xuống biển.
"Chúng tôi bị ngọn lửa đẩy xuống cuối con tàu", slot casino free Gayler nói. "Khu làm kem của tàu nằm ở hành lang phía mạn trái. Một số người truyền tai nhau rằng ở đó đang phát kem. Do vậy, trước khi rời tàu, các thủy thủ đã chạy đến đó nhận kem. Tất nhiên, họ nôn sạch ngay sau khi phải bơi trong nước biển mặn một lúc".
Merle Lebbs, thợ điện trên tàu Lexington, là một trong những người đã đi kiếm kem vào giờ phút sinh tử đó. Theo Lebbs, sau khi thuyền trưởng ra lệnh bỏ tàu,go88 com một sĩ quan đã bẻ khóa cửa kho lạnh và phát kem vani cho khoảng một chục thủy thủ. "Bởi vì mọi người đang rời tàu nên ông ấy nghĩ có thể làm việc đó mà không bị sao cả", Lebbs cho hay.
George Von Hoff, thủy thủ trên tàu Lexington, cho biết anh và hàng trăm đồng đội đã được tàu khu trục hộ tống USS Hammann giải cứu sau khi nhảy xuống biển. Họ sau đó được chuyển sang tuần dương hạm lớp Northampton USS Chester, nơi họ được nhận quần áo sạch, đồ ăn và chỗ ngủ.
"Cả ngày hôm đó chúng tôi chưa có gì bỏ bụng ngoài kem, món mà tôi đã phải dùng mũ sắt để đựng và ăn", Von Hoff nhớ lại.
Thủy thủ Mỹ thưởng thức món kem trên tàu tiếp liệu. Ảnh: Hải quân Mỹ
Ngay cả khi trên tàu của họ không có máy làm kem, các thủy thủ Mỹ ở mặt trận châu Âu trong Thế chiến II vẫn có thể thưởng thức món ăn này nhờ tàu USS Melville.
Về mặt chính thức, tàu tiếp liệu khu trục USS Melville là tàu phụ trợ cung cấp dịch vụ bảo trì cho các hạm đội khu trục hạm và tàu chiến nhỏ khác. Thủy thủ đoàn của tàu có nhiệm vụ tái trang bị cho các tàu đổ bộ xe tăng, vận chuyển và lắp đặt trang thiết bị mới, thay thế mỏ neo và chân vịt, cũng như sửa chữa cần trục neo. Ngoài ra, USS Melville còn đóng vai trò cung cấp các tiện nghi, bao gồm món kem, cho thủy thủ các tàu khác.
"Sau giai đoạn đầu của chiến dịch, các tàu đổ bộ xe tăng thường xuyên ghé thăm tàu USS Melville để tiến hành các hoạt động kiểm tra và sửa chữa", theo một bản tin năm 1945 của hải quân Mỹ. "Đó cũng là dịp để các thủy thủ tận hưởng các dịch vụ trên tàu tiếp liệu, như máy pha nước ngọt, tiệm cắt tóc, tiệm may, dịch vụ giặt là và kem". Một số thủy thủ thậm chí đã đặt cho USS Melville biệt danh "tàu kem".
Thủy thủ Mỹ chuyển các thùng kem từ sà lan lên tàu. Ảnh: Hải quân Mỹ
Dù vậy, chỉ mình USS Melville thì không đủ để cung cấp kem và các tiện ích khác cho toàn bộ hải quân Mỹ. Do đó, lực lượng này năm 1945 đã biến ba sà lan đông lạnh của lục quân thành những nhà máy sản xuất kem trên biển đầu tiên trên thế giới.
Các sà lan này được làm từ bêtông, chiều dài khoảng 80 m, chi phí chế tạo tầm một triệu USD (tương đương 17 triệu USD vào năm 2024) mỗi chiếc. Chúng được thiết kế để vận chuyển thực phẩm cho binh sĩ Mỹ đồn trú ở Thái Bình Dương, có thể mang theo tương đương 64 xe chở thịt đông lạnh và 500 tấn rau tươi, pho mát, trứng cùng các sản phẩm khác. Chúng có một chiếc máy có khả năng làm ra khoảng 37 lít kem mỗi 7 phút.
Việc hải quân Mỹ nỗ lực cung cấp kem cho thủy thủ gián tiếp làm lợi cho ngành công nghiệp sản xuất kem trong nước, vốn gặp khó khăn do ảnh hưởng của chính sách phân phối khẩu phần thời chiến và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.
Theo William H. Young và Nancy K. Young, đồng tác giả cuốn sách Thế chiến II và những năm hậu chiến ở Mỹ: Bách khoa toàn thư về lịch sử và văn hóa, quân đội Mỹ đã ký hợp đồng với một số doanh nghiệp làm kem nội địa như Carvel và Howard Johnson's để cung cấp cho các cửa hàng quân nhu tại những căn cứ quân sự và nhà máy quốc phòng của nước này.
"Dù ở bất cứ đâu, lực lượng vũ trang Mỹ cũng có kem để làm mát vòm miệng và tinh thần của họ", William và Nancy cho biết.
Phạm Giang (Theo Business Insider)