Cá heo, chim bồ câu, quạ, mèo và chuột đã hoặc đang được các nước sử dụng với vai trò giám sát, thu thập tin tình báo.
Con cá voi trắng nổi tiếng có biệt danh Hvaldimir cuối tháng 8 được phát hiện đã chết ở vùng biển ngoài khơi cảng Risavika, tây nam Na Uy. Các tổ chức bảo vệ động vật ban đầu nghi ngờ nó bị súng bắn. Tuy nhiên, kết quả khám nghiệm tử thi sau đó bác bỏ giả thuyết này. Cảnh sát phát hiện một chiếc que mắc kẹt trong miệng Hvaldimir, cho rằng nguyên nhân tử vong có thể là nhiễm trùng do vi khuẩn từ vết thương ở miệng.
Hvaldimir được cả thế giới chú ý ngay từ lần đầu xuất hiện ở bờ biển ngoài khơi Na Uy hồi năm 2019. Nó đeo một chiếc vòng gắn camera, ở trên có khắc dòng chữ "Thiết bị St. Petersburg". Điều này khiến phương Tây nghi ngờ con cá voi là một phần trong chương trình đào tạo động vật dưới nước làm gián điệp của hải quân Nga, dù Moskva chưa từng xác nhận.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến biệt danh của nó, được ghép bởi từ "hval", nghĩa là "cá voi" trong tiếng Na Uy, và "Vladimir", tên thông dụng ở Nga.
Một số ý kiến khác cho rằng Hvaldimir có thể đã được huấn luyện để hỗ trợ quá trình trị liệu của trẻ em khuyết tật, song nó vẫn mang biệt danh "cá voi gián điệp".
Cá voi Hvaldimir ở Na Uy năm 2019. Ảnh: AP
Trong Chiến tranh Lạnh, hải quân Liên Xô từng tiến hành nhiều chương trình quân sự liên quan động vật biển, trong đó có huấn luyện cá heo làm gián điệp.
Cá heo cũng được hải quân Mỹ sử dụng cho nhiệm vụ giám sát dưới nước và thu thập thông tin tình báo trong khuôn khổ Chương trình Động vật Biển (MMP).
Vào những năm 1960, Cuộc Bách Thí Hôm Nay – Khám Phá Cuộc Sống Từ Những Điều Nhỏ Nhặt lực lượng này bắt đầu triển khai Dự án OXYGAS nhằm huấn luyện cá heo gắn thiết bị nổ vào tàu địch. Hải quân Mỹ đã bắt hai con cá heo mũi chai hoang dã để phục vụ cho chương trình này.
Theo báo cáo tình báo năm ngoái của Bộ Quốc phòng Anh, Vip Casino Games - Trải Nghiệm Sòng Bạc Hạng Sang quân đội Nga đã triển khai một chương trình đào tạo động vật có vú, Go88 VIP - Sự lựa chọn hàng đầu cho người chơi cá cược trực tuyến trong đó cá heo được huấn luyện để có thể phát hiện, ngăn chặn người nhái đối phương xâm nhập căn cứ hải quân của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol.
Ảnh vệ tinh do quân đội Anh chia sẻ cho thấy số lượng lồng nuôi nhốt động vật có vú ở cảng Sevastopol đã tăng mạnh trong giai đoạn tháng 4-6/2023.
Cá heo mũi chai bơi trên mặt biển gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Mỹ, hồi năm 2009. Ảnh: Reuters
Khó có thể xác định mức độ thành công của các chương trình sử dụng động vật biển,go88 nhưng chim bồ câu đã chứng minh được chúng là gián điệp quân sự "đáng gờm". Loài chim này đã được dùng để chuyển thư trong nhiều thế kỷ, trong đó có cả thời kỳ chiến tranh. Thời Thế chiến I, quân đội Đức bổ sung nhiệm vụ gián điệp cho chim bồ câu bằng cách gắn camera giám sát chuyên dụng lên người chúng.
Chim bồ câu tiếp tục được quân Đồng minh sử dụng với vai trò này trong Thế chiến II. Từ năm 1941 đến 1944, tình báo Anh đã thả tổng cộng 16.000 chim bồ câu xuống các vùng lãnh thổ do phát xít Đức kiểm soát ở châu Âu.
Khoảng 1.000 con quay trở lại được London nhờ bản năng tìm đường. Ở chân chúng có buộc một chiếc hộp, bên trong là mảnh giấy nhỏ chứa thông điệp do người dân tại các vùng chiếm đóng viết. Phần lớn là thông tin về hoạt động di chuyển và vũ khí mới của quân đội Đức.
Ngoài ra, các tài liệu được giải mật tiết lộ rằng hồi những năm 1970, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã điều chim bồ câu gắn camera thu nhỏ bay vào lãnh thổ Liên Xô để chụp ảnh các địa điểm nhạy cảm. Cơ quan này cũng từng huấn luyện quạ đặt thiết bị nghe lén lên bậu cửa sổ.
Chim bồ câu đậu trên vách đá ở New Jersey, Mỹ hồi tháng 8. Ảnh: AFP
Những năm 1960, CIA phát triển một dự án có tên Chiến dịch Mèo Âm thanh. Mục đích của chương trình là gắn micro vào tai mèo để bí mật thu âm các cuộc trò chuyện diễn ra xung quanh chúng, đặc biệt là của các nhà ngoại giao và điệp viên Liên Xô. CIA cho rằng mèo là loài vật nuôi phổ biến nên sẽ không gây nghi ngờ khi xuất hiện ở nơi công cộng hay không gian kín.
Dù vậy, mèo không phải loài vật dễ điều khiển. Trong các cuộc thử nghiệm thực tế, CIA đã không thể hướng lũ mèo đến chính xác địa điểm đã định sẵn. Chúng chỉ đi tới nơi nào mà mình muốn. Chương trình cuối cùng bị hủy bỏ vào năm 1967, tiêu tốn tổng cộng 20 triệu USD.
CIA còn thử dùng cả động vật đã chết. Trong Chiến tranh Lạnh, Văn phòng Dịch vụ Kỹ thuật của CIA đề xuất sử dụng chuột chết làm chỗ giấu thông điệp bí mật để đặc vụ của họ đến lấy. Xác của chúng được xử lý bằng chất bảo quản, bên trong bị khoét rỗng để cất ghi chú, ảnh và film. CIA cho rằng hầu hết mọi người đều ghê sợ chuột chết và tránh xa chúng, nên tài liệu mật sẽ không bị lộ.
Các thử nghiệm thực tế cho thấy một vấn đề CIA đã không lường trước, đó là con người thường không lại gần chuột chết, nhưng loài mèo thì ngược lại. Lũ mèo tha xác chuột chết đi mất trước khi đặc vụ CIA kịp thu hồi tài liệu bên trong.
Để đối phó, CIA đã thử ngâm xác chuột chết trong nước sốt cay và ớt để khiến chúng trở nên kém hấp dẫn hơn với mèo, nhưng vẫn không đạt được hiệu quả. Cuối cùng, CIA tìm được phương thức tốt nhất là sử dụng dầu ngải cứu.
Phạm Giang (Theo Al Jazeera, AFP)